Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực công nghệ có tốc độ phát triển nhanh nhất trong những năm qua. Cùng với xu thế công nghệ này là sự xuất hiện của hàng loạt công ty về AI, nhiều trường đại học cũng tích cực đào tạo sinh viên các lĩnh vực về AI để bắt kịp xu hướng của toàn cầu…
Theo một báo cáo của KPMG International và hãng công nghệ ZGC (Trung Quốc), tính đến cuối tháng 6/2023, trên thế giới có khoảng 36.000 công ty chuyên về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, trong đó có 13.000 công ty (tương đương 33,5%) có trụ sở tại Mỹ và hơn 5.700 công ty (tương đương 16%) là của Trung Quốc. Các quốc gia xếp sau về số công ty trong lĩnh vực AI bao gồm Anh (2.367), Ấn Độ (2.080) và Canada (1.515).
Nếu tính riêng về các công ty AI thành công và đạt được vốn hóa thị trường từ 1 tỷ USD trở lên, cả thế giới có 291 công ty, trong đó có 131 công ty của Mỹ và Trung Quốc là 108 công ty, còn lại là các công ty thuộc nhiều quốc gia khác nhau.
Mặc dù Mỹ vượt trội so với Trung Quốc nói riêng và toàn thế giới nói chung về số lượng công ty AI, tuy nhiên, Mỹ chỉ là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về đào tạo tài năng và chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực AI.
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của dự án MacroPolo, Trung Quốc mới là quốc gia đào tạo số lượng nhân sự cho lĩnh vực AI nhiều nhất thế giới.trích dẫn từ Khe web trực tiếp
Nghiên cứu của MacroPolo chỉ ra rằng Trung Quốc đã đào tạo ra gần 50% nhân sự làm việc trong lĩnh vực AI trên toàn cầu, trong khi đó Mỹ chỉ đào tạo ra được khoảng 18%. Đây được xem là một bước nhảy vọt của Trung Quốc, khi mà 3 năm trước, Mỹ vẫn là quốc gia dẫn đầu thế giới về số lượng đào tạo các nhà nghiên cứu AI.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng chiếm ưu thế về số lượng các nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực AI, với khoảng 38%, so với 37% của Mỹ. Cách đây 3 năm, chỉ có khoảng 27% chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về AI đến từ Trung Quốc, so với 31% số chuyên gia của Mỹ.
Sở dĩ Trung Quốc đạt được bước nhảy vọt như vậy vì quốc gia này đã đầu tư mạnh mẽ vào đào tạo và giáo dục về AI trong những năm gần đây. Nghiên cứu của MacroPolo cho biết kể từ năm 2018, Trung Quốc đã bổ sung hơn 2.000 chương trình đào tạo cử nhân về AI, trong đó có 300 chương trình đào tạo chỉ có riêng tại những trường đại học xuất sắc nhất nước.
Ngoài ra, sự phát triển của các nền tảng AI tại Trung Quốc đã giúp quốc gia này giữ chân được các nhân tài trong lĩnh vực AI, thay vì để “chảy máu chất xám” khi nhiều chuyên gia đầu ngành về AI chuyển sang làm việc, nghiên cứu tại Mỹ hoặc các quốc gia ở Tây Âu.
Bên cạnh đó, chính sách nhập cư khó khăn của chính quyền Washington cũng đã khiến nhiều chuyên gia AI gốc Trung Quốc tiếp tục ở lại nước cống hiến, thay vì chuyển sang Mỹ làm việc.trích dẫn từ Khe web trực tiếp
“Các học giả Trung Quốc gần như đang dẫn đầu về lĩnh vực AI. Nếu các nhà hoạch định chính sách của Mỹ vẫn tiếp tục cố gắng cấm công dân Trung Quốc nghiên cứu và làm việc tại Mỹ thì họ đang “tự bắn vào chân mình”. Chúng ta sẽ sớm bị Trung Quốc bỏ xa trong cuộc đua AI”, Subbarao Kambhampati, Giáo sư và nhà nghiên cứu AI tại Đại học bang Arizona, nhận định.
Bất chấp sự giảm sút về số lượng đào tạo nhân sự AI, Mỹ vẫn là điểm đến hàng đầu của các chuyên gia AI trên toàn cầu. Ngoài Mỹ và Trung Quốc, nhiều quốc gia cũng đang rất nỗ lực tìm cách thu hút các chuyên gia AI đến làm việc và sinh sống, trong đó Anh và Hàn Quốc là 2 quốc gia tích cực nhất với nhiều chính sách thu hút nhân tài AI.
Tương tự Trung Quốc, Ấn Độ cũng là quốc gia “xuất khẩu” nhân sự AI nhiều nhất thế giới, nhưng những năm gần đây, chính phủ Ấn Độ đang tìm cách giữ chân những tài năng AI do chính mình đào tạo.
Theo MacroPolo, vào năm 2019, gần như tất cả các nhà nghiên cứu AI được đào tạo tại Ấn Độ đều tìm cơ hội làm việc tại nước ngoài, nhưng đến năm 2023, 20% nhân sự AI đã ở lại làm việc tại quê nhà sau khi được đào tạo.
Nghiên cứu của MacroPolo cho biết các quốc gia đang rất nỗ lực để giữ chân các chuyên gia, nhà nghiên cứu AI, trong bối cảnh AI đang có những bước tiến vượt bậc. Cuộc đua về đào tạo và thu hút nhân sự AI hứa hẹn vẫn sẽ gay cấn giữa các quốc gia trong thời gian tới, khi AI được xem là tương lai của ngành công nghệ toàn cầu.
MacroPolo là một dự án nghiên cứu do Viện Paulson thực hiện nhằm đánh giá tác động của trí tuệ nhân tạo đến kinh tế và xã hội trên toàn cầu. Dự án được khởi xướng vào năm 2018 và nhận được sự tài trợ từ quỹ Bill Melinda Gates của nhà sáng lập Microsoft Bill Gates.
Mục tiêu của Macro Polo là giúp xác định các tác động tiêu cực và tích cực của AI, từ đó đề xuất các chính sách và giải pháp phù hợp để tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu tối đa rủi ro do AI gây ra.
Dự án Macro Polo là một nguồn thông tin quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp… trên toàn cầu.
Viện Paulson (Paulson Institute) là một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2011 bởi Henry Paulson Jr., cựu Bộ trưởng Hoa Kỳ. Viện tập trung vào việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cho các vấn đề kinh tế toàn cầu, trong đó có trí tuệ nhân tạo.
Theo Techloy/NYTimes/MacroPolo